Snack's 1967
wap hay
Kênh Wap 3G Giải Trí Hay Cho Điện Thoại
Thông Báo Từ Admin:

- Tất cả cá các game,phần mềm... được up trên wap đều hoàn toàn miễn phí (đã test và "crack (bẻ khóa sms)" rồi mới upload), cam kết không bao giờ gắn kích hoạt,keylog hay lừa đảo ,đó là lời hứa trọn đời của wap . Nếu ai thấy game nào gắn kích hoạt thì sms cho mình để mình đổi link nhé thank !
Khi chàng để tên nàng nổi lên trong tâm trí, tim chàng lại hồi hộp và chàng muốn vươn cánh tay ra như thể nàng đang đứng trước mặt. Chàng tự hỏi với đôi chút ao ước, có nên đặt vấn đề với đại tá khi chỉ còn hai người sau bữa ăn tối không. Bà đại tá là người tế nhị, và bà chỉ thường ngồi với khách khoảng ba mươi phút sau bữa ăn, và lúc đó chàng sẽ tự do hỏi ông đại tá. 

Nhưng chàng không dám bộc lộ tâm tình. Sau bữa ăn tối rất ngon do đầu bếp Nhật nấu nướng, có một người bồi Nhật mặc áo trắng hầu hạ, chàng hỏi viên đại tá có bao nhiêu người Mỹ lấy vợ Nhật trong thời gian chiếm đóng. Viên đại tá trông có vẻ không vui. "Tôi nghĩ tôi có con số ở đâu đó. Tôi không muốn nhìn con số ấy. Anh muốn nói hôn nhân chính thức, hay chỉ là... " 

"Tôi muốn nói đến hôn nhân." 

Viên đại tá nói một cách hy vọng, "Chắc là không nhiều. Nếu là chuyện chơi qua đường thì ai biết được? Tôi nghĩ ngay cả hàng ngàn trẻ con lai cũng không đủ biết rõ sự thực là bao nhiêu. Tôi không hiểu tại sao binh sĩ của ta lại quá dâm dục. Chính tôi cũng phải ngạc nhiên, mặc dù tôi là một sĩ quan già." 

Chàng có vẻ quá chú ý. "Số phận trẻ con sẽ ra sao?" 

Viên đại tá có vẻ khó chịu. "Tôi không biết. Một phụ tá của tôi kể cho tôi biết vợ Ông ta tìm thấy một đứa trẻ giấu trong nhà một hàng xóm rất đáng kính trọng, chủ nhân là một thương gia. Vợ Ông ta bực mình vì ban đêm bị một đứa trẻ khóc quấy rầy suốt đêm. Bà ta tới điều tra và tìm thấy một đứa trẻ lai Mỹ bị bà nội giấu trong một phòng chứa quần áo, vì bà nội đứa trẻ quá xấu hổ." 

"Người phụ tá của ông làm gì với đứa trẻ ấy?" 

"Ông ta báo cáo trường hợp cho một viện mồ côi Công giáo và người ta bắt đứa nhỏ ấy đi. Gia đình ấy rất cám ơn; bà mẹ đứa nhỏ là một cô gái xinh đẹp. Đứa bé trông kỳ cục lắm, nhưng người ta làm gì được?" 

Vì thế chàng không dám hỏi về Dục Thủy nữa. Chàng ra về sớm, lấy lý do phải viết cho xong bản báo cáo. 

Nhưng chàng không muốn đi Karuizawa để nghỉ phép hoặc đi coi chiếu bóng vào buổi tối. Chàng khiêu vũ vài lần trong mùa hạ, không thấy cô gái nào hấp dẫn, và không nhớ ai ở quê nhà. Ngay Monica cũng không gây được cảm giác yêu đương trong lòng chàng. Cuộc đời không còn sức quyến rũ nữa. 

Ngay khi chàng tự nói như thế thì chàng biết ngay ở đâu có sự quyến rũ. Chàng cảm thấy người chàng đầy sinh lực khi chàng ở bên Dục Thủy, và vì thế một đêm nóng bức và cô đơn, chàng nằm tưởng nhớ lại từng lần chàng gặp Dục Thủy, đứng dưới cây tử đằng hoa ngày đầu tiên lơ đãng nhìn quanh. Chàng nhớ lại từng hình ảnh của nàng, đặc biệt là lần nàng ngó trộm chàng tại cửa nhà nàng. Hôm đó nàng quá đẹp trong chiếc áo kimono, lần duy nhất chàng trông thấy nàng mặc áo kimono bên trong căn nhà rộng mênh mông với rất ít đồ đạc, với mục đích tạo được vẻ đẹp bằng sự đơn giản. Có lẽ thế giới của nàng là thế giới đẹp nhất, một thế giới của trang trọng và tập tục. Nàng quyết định ở lại bên trong căn nhà ấy. Nàng không chỉ là một người con gái đẹp. Ngay cả khi chàng hôn nàng, vì chàng không cưỡng lại được, chàng cảm thấy nàng cho phép một cách miễn cưỡng, mặc dù nàng cũng yêu thích chàng lắm. Chàng tội nghiệp cho nàng bỡ ngỡ trước tình yêu, và không biết phải đương đầu thế nào với sự bối rối bên trong. Chàng đã phản bội nàng, và câu trả lời duy nhất của chàng là chàng đã bỏ đi trước khi quá trễ. 

Nhớ đến nàng, vẽ lại hình ảnh nàng, chàng biết làm như thế thực là điên rồ, bởi vì từng ngày trôi qua, chàng vẫn tiếp tục cô đơn trong mùa hạ, trong khi từng người bạn của chàng bỏ đi ra biển hoặc lên núi nghỉ, và ông bà đại tá bay về nghỉ tại Hoa Kỳ hai tuần. Vào giữa tháng Tám, chàng cảm thấy chàng phải gặp nàng một lần nữa, để tự trắc nghiệm, để chắc rằng chàng có thể quên nàng để một lúc nào có thể kết hôn với một người đàn bà khác. Đúng ra nàng không còn đẹp khi chàng nhớ lại nàng. 

° ° ° 

Mùa hạ cũng rất nóng tại Kyoto, nhưng bác sĩ Sơn Điền không có thì giờ nghĩ đến cái nóng. Không có vẻ vội vàng, ông thực hiện ngay lập tức việc hôn nhân của Dục Thủy. Ông hối tiếc những năm sống tại Hoa Kỳ của ông. bởi vì bây giờ thay vì biết ngay phải làm gì trong tục lệ hôn nhân của Nhật Bản, thì ông phải lật đọc từng trang sách cổ, dò hỏi người khác để biết cách làm thế nào con gái ông có thể kết hôn với con trai của một gia đình giầu sang quý phái. Mặc dù ông rất bận rộn, và mỗi ngày một bận rộn hơn, vì ông là một bác sĩ danh tiếng, nhưng ông tự mình quyết định những loại áo kimono mới của nàng, loại lụa và vải sa tanh thêu. Ông đòi Dục Thủy phải có mặt vì ông không muốn độc đoán, và vợ Ông cũng phải có mặt, cho đúng cách. Tuy họ có mặt, nhưng ông là người làm quyết định cuối cùng cho thích hợp với gia đình Mạc Sầu; ông biết rõ thói quen và phong cách của họ. 

Ông cũng không đòi hỏi con gái một sự vâng lời mù quáng như tổ tiên của ông. Nếu nàng muốn, ông sẵn sàng cho nàng gặp Hòa Lang một cách không chính thức, tại nhà ông. Ông không cho phép nàng bị trông thấy đi với chàng ở nơi công cộng, cho tới khi hai người đã kết hôn, nhưng Hòa Lang có thể tới thăm nàng, vào lúc cả cha mẹ nàng có nhà. Như vậy vài lần trước đám cưới dự định vào giữa tháng Chín, Hoà Lang tới thăm Dục Thủy, sau khi thông báo trước ngày giờ thích hợp với gia đình Sơn Điền. 

Bác sĩ và bà Sơn Điền bao giờ cũng tiếp chàng. Lần đầu ông bà hiện diện trong suốt buổi viếng thăm. Rồi ông bà thấy Dục Thủy nói quá ít. Nàng chỉ hơi cúi đầu mỗi khi Hòa Lang nói, chỉ lẩm bẩm mấy chữ "Phải" hoặc "Không" trước mỗi câu hỏi của chàng, và nàng không có nhận xét gì thêm. 

Đêm đó vào phòng riêng, bác sĩ Sơn Điền hỏi vợ. "Chúng ta có nên để hai đứa ngồi riêng một mình không?" 

Bà Sơn Điền đề nghị, "Dẫu sao chúng ta đã từng ở Hoa Kỳ nhiều năm rồi." 

Ông bực mình cãi lại. "Bây giờ chúng ta ở Nhật Bản." Ông không muốn bất cứ cái gì giống như bên California. Nhiều lần ông đã nhắc nhở bạn bè và gia đình về việc tập trung người Nhật tại Hoa Kỳ, và ông sẽ tiếp tục nhắc nhở thế, mặc dù những trại tập trung đã đóng cửa và người Nhật lại trải ra khắp nơi ở Hoa Kỳ mà không bị khó khăn gì. 

Bà Sơn Điền nói, "Dục Thủy nhớ Hoa Kỳ. Nó có thể lấy làm lạ tại sao nó không thể nói chuyện riêng một mình với người đàn ông nó sắp lấy làm chồng." 

Bởi vậy trong lần viếng thăm kế tiếp của Hoà Lang, sau vài phút nói chuyện về thời tiết, viễn ảnh hoa nhài năm nay, bác sĩ Sơn Diền và bà vợ rút lui. Khi hai người đi rồi, Hòa Lang khẽ cười và quay nhìn Dục Thủy với niềm vui hớn hở. chàng nói bằng giọng trầm dịu dàng, "Ba cô thực là đặc biệt." 

Dục Thủy hỏi, "Tại sao ba tôi đặc biệt đối với anh?" 

"Ba cô Nhật Bản hơn chúng ta, vậy mà ba cô không biết ông có một cái gì không bao giờ có thể là Nhật Bản được, mặc dù cố gắng thế nào. Hoa Kỳ đã đóng dấu ấn vào ông ta rồi." 

Dục Thủy trả lời, "Tôi sợ rằng tôi cũng bị đóng dấu ấn nữa." 

Hòa Lang đồng ý. "Phải, cả cô nữa, nhưng nếu thế thì tôi lại thích người Mỹ." 

Dục Thủy hỏi một cách nghi ngờ. "Ngay cả những người ở đây dưới sự chiếm đóng của quân đội Mỹ cũng bị đóng dấu ấn?" 

"Ngay cả người Mỹ cũng vậy. Không phải bao giờ tôi cũng thích những gì họ làm, và thường khi tôi tội nghiệp cho họ. Nhiệm vụ của họ quá lớn." 

"Nhiệm vụ của họ là gì?" 

Hòa Lang lại cười. “Nhiệm vụ ấy là làm chúng ta thành người Mỹ. Một điều không thể thực hiện được!" 

Dục Thủy đề nghị. "Tuy thế họ có thể thay đổi chúng tạ" 

Hòa Lang đồng ý. "Phải, một số người chúng tạ" 

Dục Thủy hỏi, "Anh nói thế có nghĩa là sau khi người Mỹ đi rồi, mọi thứ lại giống như hồi trước chiến tranh hay sao?" 

Hoà Lang trả lời, "Thoạt đầu nó sẽ hơn thế nữa. Chúng ta sẽ cố gắng trở lại với Nhật Bản mãnh liệt hơn nữa, trước hết là tìm cái linh hồn cổ, linh hồn riêng của chúng tạ Rồi sau một vài thế hệ, có lẽ chúng ta thay đổi nữa. Chúng ta sẽ xét lại, chấp nhận một phần cái mà chúng ta bác bỏ. Phải năm mươi năm nữa chúng ta mới biết chúng ta sẽ như thế nào. Vào lúc ấy thì ai biết thế giới sẽ ra sao?" 

Dục Thủy lắng nghe. Hòa Lang nói chuyện rất hay, trầm tư mà không có cái vẻ ngạo mạn của cha nàng. 

Nàng dò hỏi, "Anh không sợ thế?" 

"Tại sao tôi sợ? Tôi thuộc về một gia đình cổ, bảo thủ như cô đã biết. Chúng tôi sẽ thành công trong cái giai đoạn bảo thủ sắp tới. Những người tôi tội nghiệp là hàng ngàn trẻ con hiện đang sống trong các viện mồ côi, bố là người Mỹ, mẹ người Nhật, và do đó trở thành trẻ mồ côi.” 
Thực lạ lùng nàng chưa hề nghĩ tới những đứa trẻ này! Nếu nàng cho phép James Peterson, nếu chàng yêu cầu kết hôn với nàng, con của hai người sẽ là những đứa trẻ như thế. Liệu chàng hay nàng có bỏ con cái không? Không, họ không thể làm một việc như thế! 

Hòa Lang nói tiếp bằng cái giọng tội nghiệp. "Những đứa trẻ tội nghiệp. Tốt hơn là chúng đừng bao giờ sinh ra đời." 

Bỗng nàng ao ước được nói cho Hòa Lang mọi ý nghĩ của nàng. Chàng quá tử tế, và đó là một phần thiện tâm của chàng. Nàng có thể tưởng tượng chàng ngồi nghe với lòng trắc ẩn, ngay cả với lòng thông cảm, chuyện xảy ra giữa nàng và James Peterson. Nàng có nên kể cho chàng biết, vì nàng sẽ là vợ chàng không? Nàng nhìn chàng, không biết rằng ý nghĩ ấy hiện sáng lên mặt nàng. 

Chàng mỉm cười. "Cô có chuyện gì thế? Cô muốn hỏi điều gì, phải không?" 

Nàng giật mình. "Tại sao anh biết?" 

"Mặt cô rất cởi mở. Tôi hầu như đọc được điều cô đang nghĩ." 

"Tôi đang suy nghĩ hả?" Nàng lưỡng lự, không biết đây có phải là lúc không, nhưng quả thực nàng nên kể cho chàng biết để không có một bí mật nào giữa hai người. 

Chàng gợi ý, "Cô đang tự hỏi tôi là một người như thế nào, phải không?" 

Thế là nàng tránh né chàng. "Có phải mọi đàn bà đều hỏi câu ấy?" 

"Phải, tôi chắc thế." 

Hai người đang quỳ gối kiểu Nhật Bản. Chàng lùi xa nàng đôi chút khiến nàng cảm thấy dễ chịu. Hòa Lang không bao giờ đụng chạm tới người nàng trước khi hai người kết hôn. Tuy thế chàng đã nói với bác sĩ Sơn Điền chàng tin rằng hai người có thể biết nhau bằng cách nói chuyện. 

Hòa Lang suy nghĩ, rồi chàng nói, "Tôi tin tôi không phức tạp lắm. Những năm bị bắt buộc làm lính đã làm tôi bây giờ hoàn toàn trái ngược với những gì người ta dậy tôi. Bây giờ tôi không thể giết được bất cứ gì. Cô không nên hy vọng tôi giết ngay cả những con chuột. Tôi để mặc chúng chạy quanh nhà. Tôi đã từng nghe tiếng la hét khàn đặc của các sĩ quan đến nỗi có lúc tôi cảm thấy tôi nên nói nhẹ như một tiếng thì thầm trong suốt đời tôi. Tôi đã chứng kiến nhiều người bị đấm đá trừng phạt chỉ vì một lỗi lầm nhỏ, và vì thế xin đừng nghĩ tôi sẽ có bao giờ đánh đập một đứa trẻ. Tôi đã chứng kiến nhiều cảnh tàn ác đến nỗi tôi chỉ có thể sống bằng lòng nhân hậu của tôi. Người ta có thể cho thế là yếu đuối. Tuy thế trong lúc tôi biết rằng chính tôi có thể kháng cự lại chất độc của sự tàn ác, nó giống như một căn bệnh hiểm nghèo, tôi hy vọng có những người khác như tôi, và một ngày nào đó không còn sự tàn ác nữa." 

Nàng chưa bao giờ nghe chàng nói lâu và nghiêm trọng như thế, và nàng biết ơn chàng. Nàng biết rằng chàng làm thế để có thể tự bộc lộ con người chàng, như là bổn phận của chàng đối với nàng. Nhưng chàng không biết trả lời đúng câu hỏi của nàng. Vì lòng nhân hậu, nàng muốn nói cho chàng biết tình yêu của nàng cho một người đàn ông khác, chàng có thể nghĩ rằng nàng thoa? mãn với tình yêu ấy, hoặc ít nhất chàng sẽ rút lui cho đến khi nàng quên người đàn ông ấy, hoặc thay đổi. Chắc chắn nàng sẽ quên và thay đổi. Nàng không muốn chờ đợi. Nàng muốn lấy chồng, bởi vì hôn nhân sẽ làm trí óc nàng bận rộn. 

Nàng nói, "Cám ơn anh đã nói với tôi những gì anh vừa nói. Tôi kính trọng anh, anh Hoà Lang Mạc Sầu ạ. Tôi nghĩ lòng nhân hậu là đức tính lớn nhất của con người. Tôi hy vọng tôi cũng là người nhân hậu." 

Đến đây nàng tự cho phép nhìn chàng với một cái gì mà nàng cảm thấy như bình minh của tình yêu. Từ nhiều thế kỷ, hôn nhân tại Nhật Bản không có tình yêu. Lòng kính trọng và quý mến nhau là đủ rồi. Ñt nhất, tổ tiên nàng quan niệm như thế. 

Chàng đáp lại nàng bằng một cái cúi đầu thân mật. Đến đây chấm dứt lần gặp gỡ thứ hai. 
Chương 6 





Đứa Con Hai Dòng Máu Chương 6 

Tháng Tám vẫn tiếp tục nóng đến nỗi người già trong thành phố phải tuyên bố rằng đó là hậu quả của hai trái bom nguyên tử ném xuống Trường Kỳ và Quang Đảo. Vào ngày 16 thắng Tám thì những đám lửa được đốt lên về ban đêm tại núi Daimonjii bên trên Kyoto, trời nóng đến nỗi ngay những người chăm sóc ngọn lửa cũng không thể tìm ra được làn gió mát. 

Bác sĩ Sơn Điền quá mệt mỏi. Bệnh viện bỗng nhiên đông đầy bệnh nhân với những vết thương cũ chưa khỏi từ hai thành phố bị ném bom nguyên tử. Danh tiếng của ông đã được truyền miệng rất nhanh, và những người chưa khỏi bệnh tìm tới ông trong một hy vọng cuối cùng. Ông đã hết sức cố gắng cứu chữa bệnh nhân, và càng ngày ông càng căm giận người Mỹ. 

Trong cái nóng mỗi ngày một nóng hơn, ông bị đau mất vài ngày và bắt buộc phải nghỉ ở nhà. Ông biết ông là một bệnh nhân tệ nhất, và mặc dù ông chống lại sự bồn chồn, ông cũng không thể nằm trong giường được; ông cố gắng tìm sự bằng an qua trầm tư mặc tưởng, và thưởng thức cái đẹp của khu vườn. Tuy nhiên ngay cả khu vườn cũng bị ảnh hưởng bởi mùa nóng. Thay vì được ngắm vẻ đẹp của vườn, ông chỉ thấy thác nước yếu đi vì khẩu phần nước bị cắt giảm, những cây dương sỉ khô vàng đi, cá vàng chết trong ao vì quá đuối sức khi mặt trời làm nước quá nóng. 

Một hôm trong lúc bực mình, ông nghe thấy tiếng chuông cửa reo liên tục. Người gác cổng chắc là ngủ gật, và mặc dù bác sĩ Sơn Điền không cảm thấy khoẻ, ông cũng cố bước ra mở cổng. Trước cổng là một quân nhân Mỹ cao lớn. 

Bác sĩ Sơn Điền nhìn người khách lạ chằm chằm. Ông hỏi, "Ông muốn gì?" 

Người quân nhân Mỹ hỏi, "Ông là bác sĩ Sơn Điền?" 

"Phải, chính tôi đây." 

Ông nhíu mày với mục đích làm nản lòng người quân nhân Mỹ. Nhưng người này sao cứ sấn sổ vào nhà tư của người ta? 

"Tôi là James Peterson." 

Cái tên ấy vẫn còn rõ ràng trong óc bác sĩ Sơn Điền. Ông cố quên đi mà không được. 

Ông khó chịu nói, "Tôi không quen biết ông." 

Người ấy cười. "Không, nhưng tôi đã gặp con gái ông." 

"Con gái tôi không tự do gặp ông." 

"Tôi xin nói chuyện với ông được không, bác sĩ Sơn Điền?" 

Bác sĩ Sơn Điền không trả lời ngaỵ Óc ông đang tìm lý do để từ chối. Một sĩ quan chắc chắn là không chịu bị từ chối một cách dễ dàng. 

Ông nói, "Tôi không được khoẻ. Nếu không tôi đã ở bệnh viện rồi. Tôi không muốn bị quấy rầy." 

Hai người nhìn thẳng mặt nhau, dò xét đối phương. 

"Nếu thế thì lần khác vậy." 

Bác sĩ Sơn Điền cao giọng trả lời, "Điều ấy không cần thiết." 

"Tôi nghĩ rất cần thiết. Thực ra, tôi nhất định đó là việc cần thiết." 

Chàng kinh hoàng cảm thấy sự tức giận trên bộ mặt Nhật Bản đẹp đẽ này. Ông ta có quyền gì không cho chàng vào nhà ông tả Đây là nhà của Dục Thủy. Chàng không quên rằng đây là Nhật Bản, và người Nhật thuộc quyền người Mỹ. 

Bác sĩ Sơn Điền trả lời với vẻ trang nghiêm bình tĩnh, "Ông không thể quyết định như thế." 

James Peterson cãi lại. "Tôi nhất định gặp con gái ông." 

Tính nóng nảy của bác si Sơn Điền không còn kiềm chế được nữa. Ông nhận thức điều này trong ông như là kết quả của những năm sống tại Hoa Kỳ, tại đó ông không có sự giáo dục đúng cho tuổi trẻ hoặc tại trường học để tự kiềm chế. Nhưng đã quá trễ. Ông không còn dằn được cơn nóng giận, không những giận người quân nhân Mỹ này, mà còn giận ông không thể nào là một người Nhật Bản hoàn toàn. 

Ông la tọ "Tôi không cho phép người Mỹ vào nhà tôi," và ông cố đóng mạnh cổng lại. 

Trong con người của James cũng có một sự phức tạp nữa. Mặc dù chàng thành thực không thích là người thuộc cái giống chinh phục, nhưng hậu quả của nó đã ăn sâu vào người chàng. Chàng không cho phép nhắc nhở bác sĩ Sơn Điền quyền hạn của chàng, nhưng chàng dùng vai chặn cổng lại. Thực là nhục nhã cho cả hai người, cùng cảm thấy thế và cùng chống lại nhau, người Nhật cố đóng cổng, và người Mỹ bắt phải mở cổng. 
Cái phần của căn nhà gần cổng nhất là nhà bếp, tại đó Nhu Mị đang ngủ ngon lành sau khi rửa xong bát đĩa bữa trưa, và đã quét nhà. Nó bỗng giật mình thức giấc nghe thấy tiếng nói to tiếng bằng ngôn ngũ của người ngoại quốc chiến thắng, và nó chạy ra cửa. Bây giờ nó kinh hoàng trông thấy chủ nhân cố gắng đóng cổng chống lại một sĩ quan Mỹ trẻ và mạnh mẽ. Nó la hét lên và chạy khắp nhà tìm bà chủ. 

Bà Sơn Điền và Dục Thủy đang ngồi với nhau, may quần áo cho hôn lễ. Nhu Mị lao vào giữa sự bình thản này.

"Thưa bà chủ! Ông chủ đang đánh nhau với một sĩ quan Mỹ!" 

Bà Sơn Điền đứng vùng dậy và chạy vội ra khỏi phòng. Nhu Mị chạy theo. 

Dục Thủy ngồi im lặng. Nàng biết ngay James đã trở lại, và thật là xui xẻo quá! Tại sao chàng tới cổng nhà nàng? Tại sao chàng không viết thư cho nàng? Nhưng nàng không thể ngồi lại trong phòng nữa. Dù bất cứ trận đánh nào, nàng cũng phải tham dự hoặc là vãn hồi hoà bình. 

Vì thế James Peterson trông thấy người yêu, một người con gái mảnh mai, đi ra với chàng, mặc một chiếc kimono xanh thêu hoa trắng, và đẹp không thể ngờ được. Mặt nàng hơi tái và cầu khẩn. Bây giờ chàng đã ở bên trong cổng, và đi lại gặp nàng. 

Bác sĩ Sơn Điền đứng mệt nhoài, hai môi mím lại. Trước mặt ông, bà Sơn Điền và Nhu Mị đứng như những vệ sĩ cho ông. Ông đã thất bại. Ông trông thấy con gái nao núng và bỗng nàng rơi vào vòng tay của người Mỹ. Quả thực nàng vùng vẫy, nhưng ông biết là tại vì sự hiện diện của ông, vợ Ông và người đầy tớ gái. Nếu con gái ông ở một mình, ông tin rằng nàng sẽ không có một sự vùng vẫy kháng cự nào. Ông biết ông đã mất con gái. Bây giờ phần còn lại là tìm một giải pháp. 

Ông quay về người vợ trung thành. "Dẫn con gái bà vào gặp tôi." Ông ra lệnh và bước vào nhà với vẻ uy nghi trang trọng. 

Trước hết ông cần vài phút ở một mình. Ông vẫn quyết tâm đuổi tên Mỹ này. Điều ấy cũng không khó khăn gì. Ông chỉ cần đòi hỏi ý định đích thực của hắn. Ông không tin rằng hắn muốn một điều gì danh dự. Người Mỹ không muốn lấy vợ Nhật. Ông biết thế và ông có bằng chứng như thế. Nếu cần ông sẽ trình bày bằng chứng của ông. Tuy nhiên ông làm thế nào có thể trưng bày bằng chứng trước sự hiện diện của vợ Ông được? Ông càu nhàu và ngồi xuống một cái gối thấp, hai chân gập lại. 

Ông ngồi chờ sẵn khi mọi người vào trong nhà. Người thanh niên Mỹ khá lịch sự. "Thưa bác sĩ Sơn Điền, tôi thực tình rất hối tiếc. Tôi không biết tại sao tôi hành động như vậy. Tôi thực tình không có quyền áp đặt bác sĩ." 

Bác sĩ Sơn Điền không trả lời. Ông chỉ tay vào một cái gối dành cho khách, thích thú khi người khách không ngồi ngay ngắn được. Ông cho phép Dục Thủy đứng và cau mày với Nhu Mị để nó đi ra khỏi phòng. Bà Sơn Điên kín đáo quỳ sau lưng chồng. 

Người thanh niên Mỹ bất thần đứng dậy. Không phải vì chân vướng víu, mà muốn nhường chỗ cho Dục Thủy.

Chàng khẽ hỏi, "Em ngồi đâu?" 

Dục Thủy bối rối năn nỉ, "Xin đừng nghĩ tới em." 

Chàng trả lời, "Anh phải nghĩ tới em chứ." 

"Ngồi xuống!" Bác sĩ Sơn Điền quát lên với con gái. 

Nàng
» Quay lại trang trước
wap hay Hỗ Trợ
wap hay Trực Tiếp: 01684.066.883
wap hay SMS: 01684.066.883
wap hay Email: hotro.taigame@gmail.com
Thống Kê:
Online: WAP HAY
Lượt xem: ( 1)
Tổng: WAP HAY
Thank to XTGEM.Com
Copyright © 2013 XSOC.WAP.SH
Liên Kết
[SiteMap][RoBots][khu tiện ích][Game điện thoại][wap tai game mien phi][Wap Di Dong][Tải Trò chơi][Tải Trò chơi cho điện thoại]